top of page

Giữa đại dịch Covid-19, tình hình ngành xây dựng các nước quanh ta có gì biến động?

Dịch bệnh Covid-19 hoành hành đã khiến các nền kinh tế lao đao, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Mặc dù đã có nhiều tranh cãi ban đầu và biện pháp trái chiều, giãn cách xã hội tính đến nay là công cụ hữu hiệu nhất để các nhà cầm quyền kiềm chế con virus tàn phá này.

Là một công ty chuyên làm việc các dự án BIM ở nước ngoài cũng như Việt Nam, TBF cũng bị ảnh hưởng nguồn thu nặng nề do suy giảm kinh tế và dự án xây dựng ở các nước phát triển. Vì vậy nên các anh em trong công ty và mình đang nghe ngóng những tin tức mới về ngành xây dựng, đặc biệt là các báo cáo phân tích tình hình hiện tại và dự báo kinh tế và chuyển dịch của thị trường sau dịch

Sau đây là tổng hợp của một báo cáo từ BCI cho các nước Đông Nam Á và Hồng Kông. Hi vọng có thể giúp được công việc của bạn:



Ngày càng nhiều các kiến trúc sư phải làm việc ở nhà,

chủ yếu là triển khai thiết kế và hồ sơ bản vẽ. Tuy nhiên có thể liên lạc bằng email, điện thoại hoặc có khi thông qua lễ tân. Đa số các tổng thầu lớn đều có người ở văn phòng để trực điện thoại.

Quy trình cấp phép xây dựng vẫn diễn ra ở các nước,

mặc dù có gặp một số trục trặc do phải giãn cách xã hội do dịch bệnh. Hoặc như ở Việt Nam là do chính sách thắt chặt quản lý xây dựng của chính phủ. Tuy nhiên vào tháng 2 năm nay, việc cho phép sở hữu căn hộ Condotel ở Việt Nam nhằm hỗ trợ nhà đầu tư và người mua đã giúp thúc đẩy thị trường.

Các Chính phủ nhìn chung vẫn tiếp tục gọi đấu thầu dự án công,

nhất là trên các nền tảng đấu thầu trực tuyến của quốc gia. Khảo sát ở thị trường Philippines, một số tổng thầu vừa trúng thầu gần đây đang tập trung giải quyết các yêu cầu và hổ sơ để triển khai thi công. Trong khi đó cũng có một số nhà thầu vẫn nhận báo giá đấu thầu dự án mới.


Việc đấu thầu và giao thầu vẫn tiếp tục, mặc dù có một số chậm trễ ở Singapore. Trong Quý 1/ 2020, chỉ có 6 gói thầu dự án công không tiếp tục giao thầu. Ở Hồng Kông, rất nhiều gói thầu dự án công được giãn tiến độ nộp thầu.


Khu vực tư nhân cũng ghi nhận sự chuyển dịch mạnh các hoạt động quảng bá online rầm rộ của các công ty phát triển bất động sản, ví dụ như ở Indonesia và Philippines.


Về việc phân bổ ngân sách và các gói kích thích kinh tế

Dành cho việc xây dựng, một số chính phủ đã có những bước đi tích cực.

Tân thủ tướng Yassin của Malaysia đã thông báo chính phủ sẽ tập trung vào các khoản đầu tư nội địa nào giúp tạo nhiều ảnh hưởng tích cực và tạo ra việc làm cho người dân. Hơn nữa, gói ngân sách trị giá 2 tỉ Ringgit (~5,400 tỉ VND) sẽ được tung ra để giúp tiếp tục triển khai các dự án nhỏ đã được phê duyệt từ trước. Gói kích cầu trị giá 2 tỉ Ringgit trước đó cho các dự án sẽ có hiệu lực từ tháng 4 này.


Còn các dự án vốn nhà nước Singapore vẫn đang tiến triển, và nhiều gói hỗ trợ đã được thông cáo cho nhiều khu vực kinh tế.


Riêng Việt Nam, Chính phủ vẫn tiếp tục rót ngân sách cho các dự án công, tập trung vào các mảng cơ sở hạ tầng, văn phòng cơ quan chức năng các tỉnh thành, và bệnh viện.

Điều đáng mừng là

đa số các dự án trọng điểm quốc gia đều được tiếp tục triển khai, nhất là những công trình đã ở giai đoạn thi công. Ví dụ như:


Malaysia: dự án Đường sắt Kết nối bờ Đông (East Coast Rail Link), dự án Tàu điện MRT2, và Kế hoạch Kết nối Cáp quang Quốc gia (National Fiberisation and Connectivity Plan - NFCP)


Singapore: Bộ Đất đai & Giao thông (Land Transport Authority - LTA) vẫn đang giao thầu cho các nhà thầu để đẩy tiến độ các tuyến đường sắt MRT.


Thái Lan: văn phòng của Cơ quan Quản lý Tài nguyên nước Quốc gia (National Water Resources) vừa được khởi công cuối tháng 3 này.


Việt Nam: các dự án ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc.


Mặc dù tình hình sẽ còn nhiều biến động, đa số tất cả các bên dự án đều cố gắng hết sức để duy trì công việc kinh doanh mỗi ngày.


Tổng hợp các số liệu từ báo cáo,

có thể thấy đa số dự án ở các nước được khảo sát đang ở 1/ các giai đoạn thiết kế ban đầu hoặc 2/ đấu thầu.


 

Phạm Minh Nhựt

THE BIM FACTORY

Comments


bottom of page